TRÍ THÔNG MINH 

ĐA CHIỀU Ở TRẺ

Tình huống 1:

-  Mẹ: An ơi, con mở nhạc như vậy thì làm tập trung học được hả con?

-  Con: Nhưng con vẫn làm bài được mà mẹ!

Tình huống 2:

-  Mẹ 1: Chị thấy con em nó học đàn giỏi ghê, ngồi tập trung đàn một bài được lâu ghê luôn.

-  Mẹ 2: Dạ con em nó thích ngồi yên tĩnh, nhiều khi em muốn nó giống con chị, thích chạy nhảy để cơ thể được vận động.

Không biết các bạn có nằm một trong số những người mẹ trên không và các bạn có những đứa con như thế không? Có bao giờ các bạn thắc mắc, tại sao lại có những đứa trẻ năng lượng rất dồi dào, chúng có thể chạy nhảy liên tục mà không biết mệt? Mỗi khi học, chúng ngồi không yên mà cứ phải ngọ nguậy, xoay bên này, xoay bên kia nhưng chúng vẫn có thể tiếp thu bài học rất tốt? Trong khi đó, có những đứa trẻ lại thích ngồi yên tĩnh một mình, có thể tập trung học rất hiệu quả trong thời gian rất lâu và không thích có người làm phiền mình trong lúc học.

 

Bài viết này, mình xin phép chia sẻ với các bạn một số góc nhìn của mình dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm giáo viên và dựa vào kiến thức đã được các nhà nghiên cứu về giáo dục chứng minh.

 

Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard - đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề Frames of Mind - Cơ cấu của trí tuệ. Trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences). Với mình, phải nói rằng, ở nghiên cứu này đã giúp được rất rất nhiều cha mẹ lẫn giáo viên trong quá trình nuôi dạy trẻ và trên hết đó chính là cứu được bao nhiêu thế hệ học sinh khi chúng, cha mẹ chúng, thầy cô chúng đã tìm ra được cách học tập hiệu quả của bản thân. Tiến sĩ Howard đã chỉ ra 8 loại hình về trí thông minh mà con người sở hữu. 

1/ Trí thông minh logic – toán học:

2/ Trí thông minh không gian:

3/ Trí thông minh vận động:

4/ Trí thông minh tương tác, giao tiếp:

5/ Trí thông minh nội tâm:

6/ Trí thông minh thiên nhiên:

7/ Trí thông minh ngôn ngữ:

8/ Trí thông minh âm nhạc:

Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy có kiểu thông minh trội hơn hẳn trong mỗi người. Hiện nay, do chương trình học ở trường, thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic - toán học. Vì thế điều này là không chính xác và thiệt thòi cho rất nhiều học sinh khi các con không được học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp… Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình.


Mình là giáo viên ở trường Quốc tế nên việc áp dụng các loại hình trí thông minh vào giảng dạy có thể sẽ dễ dàng hơn các giáo viên công lập vì sỉ số ít, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cho phép. Vậy làm thế nào với những lứa học sinh không được dạy theo hình thức này? Câu trả lời nằm ở chính chúng ta, những người MẸ. Nếu ở trường, con không được phát huy thì gia đình sẽ là nơi để con được tỏa sáng và phát triển những thế mạnh đó.


Hà Koala - 11/2/2023

(Ảnh: Pinterest)