KHI CON ĐÃ CÓ 

THÓI QUEN TỰ HỌC

Việc một đứa trẻ khi đến giờ học và tự giác ngồi vào bàn học đã từ lâu là một niềm mơ ước, sự mong đợi của rất rất nhiều gia đình. Vậy nếu bây giờ, khi trẻ đã có khả năng tự giác ngồi vào bàn học rồi thì có phải là cha mẹ quá khỏe hay không nào?

Mình nhận thấy có rất nhiều gia đình đã rèn được cho con thói quen tự học này. Điều đó quả thực rất tuyệt vời. Bởi vì, đứng ở góc độ của một người giáo viên, mình nhận thấy: Những học sinh đã được gia đình rèn cho thói quen này từ sớm thì khi đến trường, khả năng học tập và tự giải quyết vấn đề của những đứa trẻ này cao hơn một bậc so với những đứa trẻ chưa hoặc không có thói quen này. Điều này được thể hiện qua một số việc như:

Vì thế, nếu trong lớp học của mình mà có được những học sinh thế này thì mình biết ơn phụ huynh đó lắm lắm luôn. Và ở trong bài viết này, mình xin được đề cập đến việc liệu khi con tự học rồi thì mẹ có cần phải đồng hành và học cùng con không? Mình nêu ra vấn đề này vì hiện trong group của chúng ta có một số mẹ nghĩ rằng: Con tự học rồi thì không cần phải học chung với con nữa mà dành thời gian cho con bé hơn. 


Theo quan điểm của cá nhân mình, dường như các mẹ đang nhầm lẫn giữa việc con tự học và đồng hành cùng con. Không phải con tự học là mình không cần dạy con nữa. Mà ở đây, khi con có khả năng tự học rồi thì sau khi con học xong bài, mình sẽ là người mở rộng phạm vi bài học ra cho con hoặc khai thác sâu hơn bài học đó. Để mình giải thích thêm chỗ này nhé:


Ví dụ 1: Khi con học bài về Christopher Columbus discovered America. Sau khi con tự học xong, mẹ có thể hỏi han, trò chuyện cùng con. Lúc này không nhất thiết phải ngồi vào bàn học. Mẹ sẽ hỏi: “What do you think of his discovery? If you were him at that time, what would you do? Why you do that? If you could choose a country to come, which country would you choose? What do you need to prepare to get this country?” Khi đặt những câu hỏi gợi ý dành cho con thế này, nếu mẹ đã biết mục tiêu tương lai hoặc sở thích của con là gì, hãy cố gắng đặt câu hỏi sát với mục tiêu đó. Điều này giúp con càng có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn về điều mình cần phải làm để có thể đạt được mục tiêu của mình.

Ví dụ 2: Con mình có học bài “An toàn trong phòng thực hành” của môn Khoa học tự nhiên. Sau khi con học xong, ra phòng khách và nhờ mình dò lại giúp con “Những việc cần làm trong phòng thực hành”. Con thuộc hết tất cả 6 việc này và mình đã khen ngợi con ngay. Mình nhớ đã khen con và nói với con rằng trong đó có một số thuật ngữ chuyên ngành mà con vẫn có thể ghi nhớ được. Con thích lắm và định quay về phòng thì mình đã nói con ngồi lại với mình chút. Mình đã hỏi con: Con có nhận xét gì về 6 việc này?”


Sau khi hỏi xong, mình thấy có vẻ câu hỏi chưa rõ lắm nên chuyển sang câu hỏi rõ hơn. “Ý mẹ là theo con người ta sắp xếp các việc này theo trình tự thế nào? Tại sao không phải là bước thu gom chất thải sau khi thực hành xong rồi mới đến bước thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên?”


 

Đó là cách mình đã hướng dẫn con thêm từ kiến thức của bài học chính, từ những ý nhỏ riêng lẻ kết nối chúng thành từng nhóm có cùng chức năng và vận dụng vào thực tế.

Những việc này, mình nghĩ mẹ không nhất thiết phải ngày nào cũng làm nhất là con lớn vì con cũng cần có không gian và cả thời gian cho riêng con. Nhưng những lúc thực hiện, mẹ cần toàn tâm toàn ý vào những lúc đó, đừng nôn nóng và vội vàng. Việc học cùng con, khơi gợi vấn đề, một tuần duy trì vài buổi thôi sẽ dần dần mở ra trong con khao khát được hiểu biết thêm, con sẽ tự nhiên thích tìm hiểu thêm các lĩnh vực khác vào thời gian rảnh rỗi. Và chính trong những lúc con tự học ấy, mẹ cũng cần phải tự học để trau dồi kiến thức cho cá nhân mình, để những buổi học cùng con sẽ thật chất lượng.

 

Hi vọng góc nhìn của mình sẽ giúp các mẹ có thể ứng dụng được vào việc dạy con một cách phù hợp theo hoàn cảnh của từng gia đình nhé!


Hà Koala - 03/03/2023

(Ảnh: Pinterest)